Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Giải Đáp A-Z Từ Chuyên Gia
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua về trĩ – bệnh mà trong dân gian còn gọi bằng một cái tên khác là lòi dom.
Đây là một trong những căn bệnh hậu sinh lý phổ biến hàng đầu ở Việt Nam nhưng thực chất không phải người nào cũng nắm bắt được những kiến thức và hiểu rõ về nó.
Thậm chí, có những người đã và đang dần dần trở thành nạn nhân của bệnh trĩ dai dẳng, đau đớn ấy mà không hề biết.
Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào và nhờ những dấu hiệu gì để dễ dàng nhận biết được nó?
Tất cả sẽ được bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trả lời thật chính xác, cụ thể và rõ ràng, với mong muốn là hỗ trợ, giúp đỡ mọi người trong việc phòng chống cũng như có hướng giải quyết và biện pháp chữa trị trĩ thật kịp thời.
Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Ít ai biết rằng, theo số liệu thống kê mới nhất của ngành y học, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ hiện đang cao nhất thế giới khi chiếm tới khoảng 60% dân số.
Trong đó, Việt Nam có tổng số người mắc phải căn bệnh này cũng khá cao, khoảng từ 30-50% dân số và chủ yếu là nam giới.
Không những vậy, con số ấy dường như còn chưa chịu dừng lại mà càng ngày càng tăng lên theo từng năm.
Mặc dù phổ biến như vậy nhưng lại rất nhiều người vẫn không hề biết bệnh trĩ là gì hay còn quá mơ hồ về căn bệnh này?
Thực chất, bệnh trĩ chính là căn bệnh được hình thành bởi sự phì đại, co giãn quá mức của các xoang tĩnh mạch, mạch máu nằm ở xung quanh khu vực hậu môn trực tràng và gây nên sự vướng cộm, đau rát khó chịu cho bệnh nhân.
Đối tượng mắc bệnh có thể là nam hay nữ, người già hoặc trẻ em và không phân biệt ở độ tuổi hay tầng lớp nào trong xã hội hết.
Tuy nhiên, thông thường nhất, trĩ thường “đến” với những con người hay đứng lâu hoặc ngồi nhiều mà ít vật động, rồi khẩu phần ăn thiếu chất xơ, những người có vấn đề ở vùng ổ bụng hay từng có “tiền sử” về các bệnh lý liên quan, tác động đến khu vực hậu môn trực tràng như hen suyễn, xơ gan, táo bón….
Bệnh trĩ thường được chia ra làm hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại, ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp.
Nếu tĩnh mạch giãn nở ở ngoài hậu môn và người bệnh có thể nhìn thấy được, khi đó được gọi là trĩ ngoại.
Còn nếu búi trĩ co giãn tĩnh mạch nằm ở sâu hơn, bên trong trực tràng khiến bệnh nhân không thể nhìn thấy được thì gọi là trĩ nội.
Cả hai loại bệnh trĩ trên đều có những triệu chứng, biểu hiện nhận biết khá giống nhau nên thường rất khó phân biệt được.
Mặc dù, đây là căn bệnh không nguy hiểm lắm, tức là không có khả năng lấy đi tính mạng của người bệnh nhưng nó lại mang đến rất nhiều phiền toái, rắc rối.
Nhất là trong sinh hoạt hằng ngày như đi đại tiện, quan hệ tình dục… làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm nhanh chóng cũng như ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
Do đó, ngay từ khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên, biểu hiện lạ mà được cho là của bệnh trĩ thì mọi người cần phải nhanh chóng đến bệnh viện hay cơ sở có uy tín, chất lượng nhất trên địa bàn để thăm khám cũng như điều trị bệnh kịp thời.
Những dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ
Nếu bạn “sở hữu” những bí quyết phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ dưới đây, đồng thời không bao giờ bỏ qua các biểu hiện nghiêm trọng ấy thì bạn sẽ có cơ hội đẩy lùi cũng như chấm dứt hoàn toàn được căn bệnh dai dẳng, gây bao đau đớn, khó chịu này.
Dấu hiệu 1: Bệnh nhân luôn cảm thấy rát và đau buốt hậu môn
Đây là dấu hiệu để bệnh nhân có thể nhận biết về bệnh trĩ sớm và đơn giản nhất.
Tức là, mỗi lần đi vệ sinh người bệnh nên để ý xem mình có bị đau rát ở hậu môn sau khi đại tiện hay không (giống như cảm giác đau khi bị táo bón)?
Thông thường, cơn đau rát hậu môn của bệnh trĩ sẽ kéo dài âm ỉ suốt vài tiếng đồng hồ, kể cả sau khi đã đi đại tiện xong. Tuy nhiên, còn tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thì sẽ có sự đau buốt khác nhau.
Dấu hiệu 2: Đi đại tiện bị ra máu
Nếu như với dấu hiệu đau buốt và cảm thấy rát hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện còn khiến người bệnh hoang mang, phân vân xem đó có đúng là bệnh trĩ không hay là một căn bệnh khác (như táo bón) thì dấu hiệu thứ hai này sẽ giúp bạn có thể khẳng định được chắc chắn hơn.
Đi đại tiện bị ra máu được coi là dấu hiệu nhận biết đầu tiên, chính xác nhất thường gặp trong bệnh trĩ.
Có nghĩa là, sau mỗi lần đi vệ sinh, cụ thể đi cầu, người bệnh thường thấy máu dính trên phân hoặc xuất hiện máu nhỏ giót, thành tia và dính trên giấy lau.
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu như trên, cộng thêm với việc cảm giác đau rát hậu môn thì khả năng cao là bạn đã mắc phải bệnh trĩ.
Tuy nhiên, việc ra ít hay nhiều máu ở hậu môn còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Cho nên, bệnh nhân cũng không được chủ quan mà nghĩ rằng bệnh còn nhẹ nhàng hay mình không bị làm sao hết.
Mà cần phải đi thăm khám, gặp bác sĩ có chuyên môn ở cơ sở y tế, bệnh viện uy tín chất lượng để xem là có đúng mình đã bị mắc bệnh trĩ hay đi đại tiện chảy máu ở hậu môn là do vấn đề về bệnh lý khác.
Dấu hiệu 3: Sa nghẹt búi trĩ
Với dấu hiệu 1 và 2 như ở phía trên, có thể bệnh nhân mới mắc bệnh trĩ nội cấp độ 1.
Tuy nhiên, khi hiện tượng sa nghẹt búi trĩ xuất hiện thì có thể tình trạng bệnh của bệnh nhân đã chuyển sang trĩ nội cấp độ 2.
Sa nghẹt tức là búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện, mạch máu có thể bị tắc gây phù nề. Lúc mới đầu, nó có thể tự co vào được nhưng sẽ trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn trĩ nội cấp độ 3 và 4.
Bởi khi ấy, sa búi trĩ không thể tự thụt lại vào bên trong trực tràng được dù cho người bệnh có cố gắng đẩy vào như thế nào đi chăng nữa.
Có nhiều trường hợp, sa búi trĩ có thể đỡ sưng nề dần rồi tử đẩy lên được hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
Với dấu hiệu trĩ sa nghẹt như vậy sẽ làm cho bệnh nhân rất đau đớn.
Do đó, khi đã phát hiện ra dấu hiệu này thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có những tư vấn hợp lý và phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Dấu hiệu 4: Hậu môn bị viêm nhiễm trầm trọng
Trong một số trường hợp búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn (giai đoạn trĩ cấp độ 3 trở lên) thì chúng sẽ liên tục tiết dịch nhờn, làm cho khu vực ấy vô cùng ẩm ướt.
Và ít ai biết rằng, đây chính là môi trường vô cùng thuận lợi để nấm hay kí sinh trùng vi khuẩn phát triển, dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy hậu môn.
Nhưng bệnh nhân đừng vì quá ngứa mà gãi hoặc sờ vào liên tục. Điều đó chỉ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn mà thôi.
Tốt nhất nên đi khám và nghe theo những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi được bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả.
Dấu hiệu 5: Máu bị vón cục và dịch nhầy tràn ra ngoài
Bên cạnh những dấu hiệu điển hình và phổ biến như đã kể trên thì nhiều bệnh nhân mắc trĩ còn xuất hiện thêm các biểu hiện khác như dịch tiết nhầy nhụa vùng hậu môn, máu bị vón cục, ngứa ngáy…
Thế nhưng, tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân thì dấu hiệu này mới phát tác chứ không phải ai cũng giống ai.
Nhưng cơ bản nhất, vẫn là những triệu chứng như đau rát hậu môn, chảy máu mỗi lần đi đại tiện…
Phía trên là những giải thích cơ bản về mọi người có thể hiểu rõ hơn về bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Hy vọng mọi người sẽ có thêm thật nhiều kiến thức mới mẻ để phòng chống bệnh trĩ thật tốt.