skip to Main Content

Bị Lòi Trĩ Phải Làm Sao | Hướng Dẫn Chi Tiết [Full 2020]

Dường như mọi người đều biết, bệnh trĩ được chia làm 4 giai đoạn tương ứng với 4 mức độ, cấp độ khác nhau.

Nếu như trĩ cấp độ 1,2 được coi là thời kì nhẹ nhàng và bệnh chưa phát triển quá nặng thì trĩ ở giai đoạn 3 lại chính là thời điểm chuyển tiếp từ dạng nhẹ sang mức độ nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm và khá phức tạp.

Vậy trĩ độ 3 có cần phẫu thuật, bị lòi trĩ phải làm sao?

Tất cả sẽ được bài viết dưới đây giải thích thật căn kẽ, chi tiết và rõ ràng. Hãy cùng theo dõi và tham khảo để kịp thời điều trị cũng như đẩy lùi được những tác hại, biến chứng nặng nề của căn bệnh trĩ dai dẳng, đau đớn này nhé!

Giải đáp: trĩ độ 3 có cần phẫu thuật?

Như đã nói, khác với các triệu chứng của trĩ cấp độ 1,2 thì sang giai đoạn 3, bệnh trĩ không còn những biểu hiện như chảy máu hay đau rát hậu môn thông thường.

Mà thay vào đó, tình trạng đã trầm trọng hơn khi các dấu hiệu ngày càng nặng nề và lộ diện “tác nhân” búi trĩ thường xuyên hơn.

Lúc này, căn bệnh trở nên khá nghiêm trọng, người bệnh phải chịu sự đau đớn, mệt mỏi hơn rất nhiều so với hai giai đoạn trước.

Trĩ độ 3 có cần phẫu thuật không

Bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật

Tức là, sau mỗi lần đi đại tiện xong, búi trĩ rất hay sa ra ngoài và bệnh nhân buộc phải dùng tay đẩy lên thì “nó” mới chịu tụt vào trong ống hậu môn.

Một thời gian sau, càng ngày búi trĩ càng phát triển với kích thước to hơn và không thể tự thu vào bên trong được nữa, càng khiến cho người bệnh khó chịu.

Không chỉ sau khi đi vệ sinh mà búi trĩ còn thường xuyên lòi ra khi bạn ho hay chỉ vận động nhẹ cũng gây nên sức ép và cản trở sự lưu thông của máu.

Chính điều đó sẽ khiến cho các búi trĩ bị sưng, tắc nghẽn, chất dịch tiết ra nhiều và có thể dẫn đến hoại tử, viêm loét, gây đau nhức hoặc sa nghẹt búi trĩ.

Với những triệu chứng và biểu hiện như trên, ngoài mang lại cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, căn bệnh trĩ còn khiến cơ thể con người bị nóng sốt, tiểu tiện khó khăn.

Thậm chí, do phân ma sát lên các vết loét cũng khiến chảy máu dai dẳng có thể dẫn đến thiếu máu, kèm theo vô vàn những dấu hiệu mệt mỏi khác.

Vì vậy, người bệnh cần theo dõi, quan sát thường xuyên và kiểm tra kĩ càng, cẩn thận.

Đối với trĩ cấp độ 3, bệnh nhân vẫn có thể dùng thuốc Đông y lẫn Tây y, bao gồm cả thuốc uống và thuốc đặt ở khu vực hậu môn để chữa trị.

Tuy nhiên, đây là một trong những giai đoạn nặng của trĩ nên thời gian điều trị chắc chắn sẽ phải kéo dài và cần sự kiên trì, chịu khó hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng với chế độ ăn uống và sinh hoạt thật lành mạnh, khoa học để đẩy lùi bệnh.

Còn khi tất cả các phương pháp chữa bệnh ấy (bao gồm cả nội khoa và vật lý trị liệu) mà không còn tác dụng đối với bệnh trĩ giai đoạn 3 nữa hoặc quá trình điều trị vẫn không hề khả quan thì người bệnh nên cân nhắc đến phương án phẫu thuật.

Có thể là phẫu thuật mổ hoặc cắt bỏ búi trĩ để trả lại sự bình thường, tự nhiên nhất cho vùng hậu môn – trực tràng.

Nên phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ khi bệnh trĩ đã sang cấp độ 3

Nên phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ

Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho trĩ nội độ 3

Ít ai biết rằng, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị và chấm dứt hoàn toàn bệnh trĩ.

Nhất là trong trường hợp trĩ cấp độ nặng thì cần lựa chọn đúng phương án tối ưu để mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến như:

Đốt laser:

Nghĩa là sẽ tác động chùm tia laser vào búi trĩ thông qua ống kính có chứa CO2 để cắt búi trĩ mà không cần phải dùng đến dao để phẫu thuật.

Chích xơ hóa búi trĩ:

Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng hóa chất nhất định vào búi trĩ để tạo xơ trong đó.

Điều này sẽ giúp cho máu không thể lưu thông để nuôi búi trĩ được nữa và dần dần búi trĩ sẽ tự động teo đi.

Phương pháp Longo:

Đây được coi là một trong những biện pháp điều trị tiên tiến mà hiện nay đang áp dụng rất nhiều.

Bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng rồi cắt khoanh niêm mạc trĩ trực tiếp trên đường lược.

Nhờ đó, máu lưu thông sẽ bị giảm bớt và búi trĩ bị teo nhỏ lại.

Phương pháp HCPT:

Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như mức độ điều trị chính xác cao, thời gian chữa trị ngắn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe dễ dàng.

Về nguyên tắc, theo phương án này bác sĩ sẽ tác động sóng cao tần để làm đông các tế bào và hình thành các nút thắt tế bào.

Rồi cuối cùng sẽ dùng dao điện để tiến hành cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.

Phương pháp phẫu thuật HCPT được coi là hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp phẫu thuật HCPT

Khi nào búi trĩ sa ra ngoài hậu môn?

Thông thường, triệu chứng lòi búi trĩ sẽ xuất hiện ở cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bởi đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.

Khi bị những triệu chứng như vậy sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu và mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh.

Tùy theo từng giai đoạn, mức độ nặng nhẹ 1,2,3,4 mà búi trĩ sẽ lòi ra khỏi hậu môn.

Cụ thể như sau:

– Búi trĩ bắt đầu được hình thành và người bệnh có thể cảm nhận được ở cấp độ 2.

Lúc này búi trĩ thường sa ra ngoài và tự thụt vào trong mỗi lần sau khi đi đại tiện.

– Bước sang giai đoạn 3, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn.

Mỗi lần đi vệ sinh xong, nó không thể tự co lên được mà buộc phải có sự can thiệp hoặc dùng tay ấn vào bên trong.

Nhưng cũng có khi, búi trĩ lòi ra ngoài không phải lúc đi đại tiện mà bất kì tác động nào gây áp lực như ngồi xổm, ho mạnh, vận động nặng…

– Trong giai đoạn cuối cùng, trĩ cấp độ 4 thì búi trĩ sẽ lòi hẳn ra ngoài.

Dù cho người bệnh có can thiệp đẩy vào bên trong như thế nào cũng không được.

Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng nề nhất và gây rất nhiều khó khăn, phức tạp cho việc điều trị bệnh.

Khi bị sa búi trĩ ra ngoài thì bệnh nhân cần tìm cách khắc phục ngay nếu không muốn gặp một số biến chứng nặng nề.

Tùy theo từng giai đoạn, búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn

Các cấp độ của bệnh trĩ

Bị lòi trĩ phải làm sao?

Vậy nếu bị lòi trĩ thì bệnh nhân phải làm như thế nào để có thể khắc phục và chữa trị dứt điểm, điều trị tận gốc căn bệnh này?

Đối với trường hợp sa búi trĩ lòi trĩ nhưng tự co lên được

Khi điều trị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ như sa búi trĩ cấp độ 2,3 thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chữa trị như thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt hậu môn.

Các loại thuốc này sẽ có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn cũng như giảm đau búi trĩ rất tốt.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, cũng cần nên chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể dục thể thao hợp lí. 

Đồng thời, nếu e ngại thuốc Tây mang lại nhiều tác dụng phụ thì người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y đã được bào chế, nghiên cứu uy tín, đã được kiểm nghiệm chất lượng.

Thực hiện một số phương pháp Đông y để chữa bệnh trĩ

Phương pháp Đông y chữa trĩ

Đối với trường hợp sa búi trĩ lòi trĩ hoàn toàn

Khi bệnh trĩ đã bước sang một giai đoạn nặng nhất là sa búi trĩ hoàn toàn ra khỏi khu vực hậu môn thì phương pháp cuối cùng để chữa trị tốt nhất mà bệnh nhân nên lựa chọn chính là phẫu thuật cắt bỏ hoặc mổ búi trĩ.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật từ truyền thống đến hiện đại với nhiều chi phí khác nhau, do đó người bệnh có thể lựa chọn phương án phù hợp và thoải mái.

Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên thực hiện phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp hiện đại vì chúng có những ưu điểm tuyệt vời như thời gian phục hồi nhanh chóng, an toàn và ít gây biến chứng về sau.

Sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật, người bệnh cũng cần chú ý cách phòng chống bệnh trĩ tái phát trở lại.

Hy vọng với những kiến thức bổ ích mà bài viết đã cung cấp thì mọi người đã trả lời được cho câu hỏi trĩ độ 3 có cần phẫu thuật, bị lòi trĩ phải làm sao?

Để từ đó, đưa ra quyết định thật đúng đắn và lựa chọn sáng suốt để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

Bình Luận

Bình Luận

Back To Top
Search