Búi Trĩ Chảy Máu Nhiều Phải Làm Sao? Full Update 2018
Dường như ai cũng biết, trĩ chảy máu nhiều là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh do đó, có nhiều người thường suy nghĩ chủ quan rằng: bệnh vẫn còn trong giai đoạn nhẹ nhàng và chưa cần phải đi thăm khám, chữa trị làm gì cho tốn kém thêm.
Họ đâu biết rằng càng chảy nhiều máu và để càng lâu thì căn bệnh ấy sẽ diễn biến phức tạp hơn. Đồng thời, có nguy cơ phát triển sang một giai đoạn mới với mức độ nặng hơn.
Nếu không đi khám, chữa bệnh kịp thời thì nó sẽ còn gây ra nhiều biến chứng khôn lường cũng như hậu quả thật khủng khiếp, làm đảo lộn cuộc sống và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Nếu bạn đang rất hoang mang, lo lắng về vấn đề trên thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đấy nhé! Chúng tôi sẽ gợi ý cho mọi người cùng biết một số phương hướng để giải quyết vấn đề trên thật hiệu quả.
Tại sao bị trĩ lại chảy máu?
Nguyên nhân chính của bệnh trĩ chính là do những thói quen ăn uống không hợp lý, điều độ của bệnh nhân như ăn ít chất xơ, sử dụng quá nhiều chất kích thích, có nồng độ cồn cao, uống ít nước…
Khi đó sẽ dẫn đến táo bón. Mà bị táo bón, phân sẽ cứng lại và di chuyển rất khó khăn trong ống tiêu hóa.
Do đó, muốn đại tiện được, nhiều bệnh nhân phải rặn hoặc dùng nhiều hơi sức mới có thể tống được khối phân đó ra ngoài.
Phải chăng, chính điều ấy đã vô tình làm tổn thương các lớp niêm mạc ở ống hậu môn và dẫn đến hiện tượng chảy máu?
Ban đầu lượng máu có thể bị chảy khá ít, chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân.
Nhưng nếu bị kéo dài, lượng máu bắt đầu tăng dần lên, chảy thành giọt, thành tia, ồ ạt… khiến bệnh nhân thiếu máu trầm trọng và luôn trong trạng thái choáng váng, tụt huyết áp, mệt mỏi, không tập trung… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Một số cách giải quyết khi búi trĩ bị vỡ chảy máu nhiều
Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, thường thì máu chảy rất ít và lẫn vào trong phân hoặc giấy vệ sinh.
Trong trường hợp ấy, bạn không cần phải tiến hành cầm máu bởi đối với vết thương nhỏ, cơ thể chúng ta có thể tự cầm máu.
Còn khi bị trĩ mà máu đã chảy thành giọt, thành tia kể cả trong lúc đi vệ sinh lẫn không đi thì cần kịp thời cầm máu ngay.
Một số phương pháp tiến hành cầm máu mà bệnh nhân có thể áp dụng như sau:
Phương pháp cầm máu tại nhà
Nếu bị trĩ chảy máu nhiều phải làm sao? Một câu hỏi thật khiến người bệnh hoang mang nhưng cũng rất dễ dàng để trả lời.
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo cầm máu dân gian mà ông cha ta đã truyền lại, khá đơn giản mà hiệu quả lại cao.
Lấy đá lạnh chườm để cầm máu:
Đây được coi là một trong những biện pháp giúp cầm máu tại nhà đơn giản mà vô cùng dễ làm vì nguyên liệu luôn sẵn có trong ngăn đá của tủ lạnh.
Bệnh nhân chỉ cần lấy một ít đá sạch chườm vào vùng vết thương ở hậu môn mà đang bị chảy máu.
Việc chườm đá lạnh vào hậu môn như thế sẽ có tác dụng giúp co tĩnh mạch và các búi trĩ, đồng thời ngăn chặn việc máu chảy ra ngoài.
Ít người biết rằng, dùng đá lạnh chườm còn giúp giảm đau đớn cho người bị bệnh trĩ rất tốt và hiệu quả.
Cầm máu bằng nước muối ấm:
Nước muối cũng được coi là một bài thuốc tự nhiên trong dân gian, giúp điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Nếu bị bệnh trĩ mà chảy quá nhiều máu thì bệnh nhân hãy dùng nước ấm từ 37-40 độ C pha loãng với một ít muối, dùng để ngâm và rửa hậu môn.
Với mẹo nhỏ này, vết thương của bạn sẽ được sát trùng, thu nhỏ tĩnh mạch đồng thời giúp ngăn ngừa chảy máu một cách hiệu quả.
Sau khi ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm xong thì nên dùng bông gòn băng lại.
Cứ áp dụng cách này khoảng 2 lần trong một tuần đảm bảo bệnh nhân sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
Đắp lá cỏ mực:
Từ xưa, lá cỏ mực đã được xem là một thần dược tự nhiên giúp con người cầm máu rất nhanh.
Do đó, khi bị trĩ mà chảy nhiều máu ở hậu môn, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ mực rửa sạch sẽ rồi giã nát ra, lấy bã đắp vào vùng hậu môn và dùng bông băng gòn dán lại.
Sau đó để khoảng một tiếng đồng hồ thì tháo ra và rửa sạch sẽ vết thương bằng nước ấm.
Nếu cứ kiên trì đắp liên tục hai lần thì không những bớt chảy máu mà vết thương sẽ nhanh chóng liền lại một cách dễ dàng.
Sử dụng thuốc Đông y để cầm máu bệnh trĩ
Trong tự nhiên xung quanh cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều các loại thực vật thảo dược có công dụng chữa bệnh rất tốt.
Đặc biệt, có tác dụng cầm máu, phải kể đến hoa hòe, huyết dụ, mấu củ sen, lá trắc bách…
Những vị thầy thuốc đông y hay các bậc lương y “tài giỏi, cao siêu” sẽ biết cách phối hợp các vị thuốc với nhau để hình thành nên bài thuốc cầm máu khi bị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Một số bài thuốc ấy chính là:
Bài thuốc 1:
– Thành phần: 20g cỏ mực, 20g mấu củ sen khô và 16g lá trắc.
– Cách dùng: Đem các vị thuốc đi rửa sạch sẽ rồi sao nóng, sắc với nước uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 2:
– Thành phần: Sử dụng 40g lá huyết dụ, 20g lá cỏ mực và 20g lá cây sống đời.
– Hướng dẫn cách làm: Sử dụng các vị thuốc trên thành một thang thuốc, sau đó đem rửa sạch và sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
Đảm bảo áp dụng kiên trì và thường xuyên một trong hai bài thuốc trên, bệnh nhân bị trĩ sẽ giảm chảy máu rõ rệt.
Sử dụng thuốc Tây y để cầm máu chữa trị bệnh trĩ
Bên cạnh các bài thuốc từ thảo dược trong dân gian thì ngành y học hiện đại cũng có một số loại thuốc Tây có tác dụng làm bền thành mach và ngăn ngừa việc chảy máu nhiều khi bị trĩ.
Có thể kể đến một số thuốc như thuốc Ginkofor, thuốc Daflon…
Đồng thời, bệnh nhân có thể sử dụng kèm thêm loại thuốc kháng sinh, giảm viêm, chống sưng do bác sĩ chỉ định và tư vấn.
Những cách có thể sử dụng thuốc Tây y đó là bôi, uống hoặc tiêm vào bên trong cơ thể của người bệnh, tùy theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp cho việc chảy máu bị ngăn ngừa tận gốc và triệt để.
Lưu ý:
Với ba biện pháp cầm máu cho trường hợp bị trĩ chảy nhiều máu như trên thì bệnh nhân có thể áp dụng bất kì cách nào cũng được.
Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ có diễn biến quá phức tạp hoặc dễ bị tái phát thì việc cầm máu tại nhà dường như không còn hiệu quả nữa.
Người bệnh cần lập tức tới bệnh viện ngay để kịp thời được xử lý.
Có nhiều trường hợp, bệnh quá nặng, do đó cần phải dùng đến phương pháp ngoại khoa phẫu thuật thfi mới có thể khắc phục được bệnh trĩ và việc cầm máu hiệu quả.
Lời khuyên hữu ích khi bị bệnh trĩ ra máu
Bên cạnh việc áp dụng một số cách trên để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ chảy máu trĩ thì người bệnh cũng nên chú ý một số lời khuyên hữu ích của bác sĩ như sau:
– Nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý. Đặc biệt, cần phải bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày càng nhiều thực phẩm giàu chất xơ càng tốt, uống nhiều nước…
Nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, nóng, đồng thời tránh xa thức uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích…
– Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Tránh đứng nhiều ngồi lâu một chỗ và ngồi xổm vì dễ gây chảy máu hơn.
– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định. Nên dùng giấy ẩm, mềm hoặc nước ấm để vệ sinh sạch sẽ hậu môn ngay sau khi đi đại tiện…
Trên đây là một số biện pháp giải quyết cho việc bị trĩ chảy máu nhiều.
Nếu bệnh nhân đã thử cầm máu bằng một trong những cách trên mà không thể khắc phục, lượng máu chảy ra nhiều hơn và có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp… thì cần đến gặp bác sĩ ngay, kẻo xảy ra sự cố đáng tiếc.