Điều Trị Bệnh Trĩ Sau Sinh Hiệu Quả Không Đau [RẤT HỮU ÍCH]
Bạn là một bà mẹ bỉm sữa và bạn đang phải khổ sở đối mặt với tính trạng táo bón, đi ngoài ra máu do trĩ gây ra?
Bạn muốn tìm cách khắc phục triệu chứng và điều trị dứt điểm bệnh trĩ mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và nguồn sữa cho con?
Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài cách điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng các mẹo dân gian với những dược phẩm tự nhiên đảm bảo an toàn, hiệu quả nhanh, giúp bạn sớm lấy lại cảm giác thoải mái trong hành trình dài bỉm sữa của mình.
4 lý do hàng đầu khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh trĩ
Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ sau sinh cho các mẹ bỉm sữa, chúng ta hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân hàng đầu dễ khiến họ mắc trĩ để chủ động phóng tránh nếu có thể.
Theo thống kê cho thấy, hiện nay cớ tới trên 70% phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc phải các bệnh tật và rối loạn hậu môn trực tràng sau sinh, trong đó điển hình là trĩ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ sau sinh phải đối mặt với trĩ chủ yếu bao gồm:
- Sự ảnh hưởng của việc gia tăng áp lực ổ bụng lên búi trĩ khi mang bầu: Ở giai đoạn bầu bí, sự lớn dần của thai nhi sẽ tạo áp lực và chèn ép mạnh mẽ lên các mạch máu ở vùng bụng, tầng sinh môn và đáy chậu khiến chúng bị tắc nghẽn, lâu dần hình thành lên các búi trĩ.
- Ảnh hưởng của việc rặn đẻ khi sinh và sự giãn nở tử cung sau sinh: Khi sinh con, chị em phải dùng một lực mạnh để rặn đẻ đưa bé ra ngoài.
Điều này vô tình tạo áp lực lớn lên khoang bụng làm búi trĩ sa ra ngoài.
Bên cạnh đó, sau khi sinh tử cung của phụ nữ đang ở tình trạng giãn nở to nhất và chưa thể trở về kích thước bình thường được ngay.
Điều này khiến cho khoang chậu phải chịu áp lực lớn, khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị tụ máu và sưng phù gây trĩ và hiện tượng đi ngoài ra máu.
- Thói quen sinh hoạt sau khi sinh: Trong thời gian đầu sau sinh, đa phần chị em thường ít vận động mà chủ yếu là nằm hoặc ngồi nhiều, khiến cho áp lực tại ổ bụng tăng, đẩy các búi trĩ sa dần xuống hậu môn tạo thành trĩ ngoại.
- Chế độ dinh dưỡng sau sinh: Một chế độ dinh dưỡng đa dạng sau sinh là càn thiết để phục hồi sức khỏe và gọi sữa về.
Thế nhưng đa phần phụ nữ Việt sau sinh lại phải ăn uống kiêng kem, hầu hết ăn nhiều thịt và tinh bột mà ít bổ sung rau xanh và chất xơ.
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em thường xuyên bị táo bón và táo bón kéo dài gây trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả nhanh và an toàn:
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sỹ chuyên khoa có thể đưa ra phác đồ điều trị riêng với từng trường hợp.
Đó có thể là can thiệp nội khoa bằng thuốc hoặc nghiêm trọng hơn bạn có thể phải can thiệp ngoại khoa thông qua phương pháp cắt trĩ bằng kẹp (Stapled hemorrhoidopexy).
Tuy nhiên, với các mẹ sau sinh việc can thiệp bằng thuốc hay phẩu thuật trong thời gian nuôi con bú lại không được khuyến khích.
Bởi vậy, chị em có thể lựa chọn một trong những cách chữa bằng thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá diếp cá:
Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công và được khoa học sức khỏe chứng minh là an toàn, lành tính nếu bạn thực hiện đúng cách.
Bạn có thể có rất nhiều cách để sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ.
Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là kết hợp trong uống ngoài thoa với các bài thuốc dân gian đơn giản.
Để tác động bên ngoài, bạn hãy dùng lá diếp cá rửa sạch với nước muỗi loãng rồi đem giã nát với vài hạt muối biển sạch.
Bọc phần lá diếp cá đã giã nát này vào một chiếc khăn bông sạch đã tiệc trùng và phơi khô.
Làm vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh và đắp phần lá diếp cá đã giã nát này lên búi trĩ để qua đêm.
Sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước muối ấm pha loãng.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 1 tháng liên tục bạn sẽ thấy búi trĩ dần co lại và các cảm giác đau rát, khó chịu tại vùng bệnh giảm đi thấy rõ.
Để cũng cấp tác động chữa bệnh trĩ từ bên trong, bạn có thể dùng rau diếp cá ép lấy nước hoặc xay sinh tố để uống hàng ngày kết hợp với việc chế biến một số món ăn lành tính từ rau diếp cá.
Cách này sẽ giúp các hoạt chất tự nhiên từ rau diếp cá thẩm thấu sâu vào thành ruột, làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm hiện tượng táo bón, đi ngoài ra máu.
Từ đó, các triệu chứng của bệnh trĩ cũng giảm dần và sức khỏe của bạn cũng được cải thiện đáng kể.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá trầu không:
Ngoài lá diếp cá, bạn cũng có thể sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ cho bà bầu và phụ nữ sau sinh ngay tại nhà mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Để chữa trĩ bằng lá trầu không bạn có thể áp dụng theo hai cách:
Cách 1: Thoa nước lá trầu vào vùng bệnh
Dùng lá trầu không giã nát, vắt lấy nước cốt.
Làm sạch vùng bệnh và dùng bông gòn thấm nước lá trầu không thoa lên vùng bệnh 3 lần mỗi ngày.
Bằng cách này các hoạt chất sát khuẩn, chống viên trong lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào các tĩnh mạch vùng búi trĩ giúp diệt khuẩn vùng bệnh và kích thích búi trĩ co lại.
Cách 2: Vệ sinh vùng bệnh bằng nước lá trầu
Với cách này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch. Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 5 phút.
Để nước lá trầu nguội bớt cho tới khi còn ấm như nước tắm bình thường, làm sạch vùng bệnh với nước muối ấm pha loãng rồi ngồi ngâm vùng hậu môn trong nước này khoảng 10 phút.
Dùng khăn sạch thấm khô vùng bệnh, không cần rửa lại với nước.
Cách 3: Bài thuốc xông hơi búi trĩ từ lá trầu
Để tăng hiệu quả cải thiện bệnh trĩ với lá trầu không, bạn có thể kết hợp lá trầu với một vài vị thuốc dân gian khác như: bồ kết, hạt gấc, quả cau.
Bạn có thể dùng 7 lá trầu, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 1 quả cau nhỏ đem rửa sạch, giã nát với một chút muối hạt.
Cho hỗn hợp thảo dược này vào nồi đun sôi với nước.
Bịt kín miệng nồi bằng một miếng giấy có đục một lỗ nhỏ thoát hơi.
Rửa sạch vùng bệnh và tiến hành xông hơi búi trĩ với nồi nước thuốc này cho tới khi nước nguội.
Thực hiện xông hơi 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần liên tục bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh trĩ có sự chuyển biến rõ rệt.
Bài thuốc này là sự kết hợp độc đáo từ các vị thảo dược tự nhiên giúp khai thác tối đa công dụng diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa.
Nhờ đó, nó không chỉ làm sạch, giảm sưng đau, phù nề hệ thống tĩnh mạch hậu môn mà còn kích thích co búi trĩ rõ rệt.
Những kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh đạt hiệu quả tốt:
Có rất nhiều cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.
Trên đây là 2 cách chữa bệnh giản nhất đã được y học lâm sàng chứng minh là có thể đem lại hiệu quả tích cực nếu bạn thực hiện đúng cách.
Tuy nhiên, để việc hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ đạt hiệu quả cao nhất, bạn cũng cần lưu ý:
- Thay đổi chế độ ăn uống: hãy cố gắng uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ phòng táo bón, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng. Và đương nhiên để đảm bảo tốt nhất cho nguồn sữa của con yêu, hãy kiêng thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, chất kích thích…
- Cải thiện chế độ sinh hoạt: Mặc dù sức khỏe mẹ sau sinh còn khá yếu, thế nhưng đừng vì thế mà lười vận động. Hãy cố gắng vận động nhẹ vừa sức ngay trong căn nhà của mình bằng việc đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng. Việc này không chỉ khiến bạn chóng lại sức mà còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm trĩ hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa trĩ cho mẹ bỉm sữa đơn giản như:
➢ Luôn sử dụng nước ấm: uống nước ấm, vệ sinh cá nhân bằng nước ấm là điều bạn nhất định nên làm.
Để cải thiện sự khó chịu của bệnh trĩ, mỗi ngày bạn nên dùng nước ấm để ngâm rửa hậu môn ít nhất 2 lần hoặc sau mỗi lần đại, tiểu tiện. Nước ấm có thể giảm búi trĩ giảm đau rát và cảm thấy dễ chịu hơn.
➢ Dùng đá lạnh: Nếu các cơn đau vùng búi trĩ làm bạn khó chịu, hãy dùng vài viên đá lạnh bọc vào chiếc khăn sạch và chườm lên búi trĩ.
Sức lạnh của nước đá sẽ giúp bạn gây tê cục bộ cho vùng bệnh, làm cho búi trĩ co lại khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
➢ Sử dụng gối chữ O: Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc gối chữ O.
Mỗi khi cho con bú hãy ngồi lên chiếc gối này để giúp giảm áp lực lên búi trĩ, làm cho máu lưu thông tốt hơn.
Nhờ đó, hạn chế được tình trạng căng phồng, sung huyết vùng búi trĩ giúp giảm đau rõ rệt.
➢ Nằm nghiêng về một bên: Sự cấn cộm ở vùng hậu môn khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ khiến bạn khó mà nằm ngửa, còn việc nằm sấp lại khiến ổ bụng chịu áp lực làm trình trạng bệnh nặng thêm.
Do đó, hãy tập thói quen nằm nghiêng và tốt nhất là nghiêng về bên trái để làm giảm sự ứ máu tại vùng hậu môn, giúp cải thiện bệnh trĩ nhé.
Trên đây là một vài điều trị bệnh trĩ sau sinh và những lưu ý cần thiết giúp bạn cải thiện sức khỏe mỗi ngày.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có những giây phút tuyệt vời nhất trong hành trình bỉm sữa của mình.
Nếu việc chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà không đạt được hiệu quả như mong muốn, hãy liên hệ ngay với chúng tối.
Các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám Y Tâm Đường luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn bạn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.