skip to Main Content

Làm Gì Khi Đẻ Xong Bị Trĩ [Rất Hay] Cập Nhật Mới Nhất 2020

Như mọi người đều biết, trĩ là một căn bệnh phổ biến và nó không hề “trừ” một đối tượng nào cả.

Dù là nam hay nữ, người già lẫn trẻ em… đều có khả năng mắc căn bệnh đó và phụ nữ sau khi sinh nở xong cũng không ngoại lệ.

Thật đau đớn, khó chịu và mệt mỏi khi vừa phải chịu những cơn đau đẻ lẫn sự đau đớn dai dẳng do trĩ gây ra.

Vậy phụ nữ cần làm gì khi đẻ xong bị trĩ, để đẩy lùi “dứt điểm” cũng như chấm dứt hoàn toàn được căn bệnh này?

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết và căn kẽ về tất cả những vấn đề đó. Mọi người hãy cùng theo dõi và tham khảo để có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, thú vị nhé!

Cần làm gì khi đẻ xong bị trĩ?

Vì sao phụ nữ sau khi sinh xong thường mắc bệnh trĩ?

Đã từng có rất nhiều người thắc mắc: tại sao phụ nữ sau sinh lại thường dễ mắc bệnh trĩ như vậy?

Nhiều chuyên gia y tế hay các vị bác sĩ giỏi đều cho rằng, trong giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh thì người phụ nữ thường hay phải ngồi, nằm một chỗ nhiều đồng thời ít vận động.

Do đó, đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho phân lưu lại ruột lâu bởi ruột chưa được vận động nhiều, dẫn đến khó tái hấp thụ nước làm phân khô, dễ gây táo bón và sinh ra bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, tâm lý hạn chế uống nước vì sợ sữa sẽ loãng trong giai đoạn sau sinh của phụ nữ cũng chính là một trong những nguyên nhân dễ gây táo bón nhất.

Một số chuyên gia đầu ngành còn cho rằng, trong thời kỳ mang bầu, sự phát triển của thai nhi đã tác động lên các mạch máu ở tầng sinh môn, đáy chậu và vùng bụng.

Chính điều đó đã khiến cho các bộ phận trên bị chèn ép và dần hình thành nên căn bệnh trĩ ở bà bầu.

Đồng thời, còn một nguyên nhân nữa đó chính là do trong quá trình sinh con, tử cung của phụ nữ sẽ bị mở to lại tăng áp lực lên khoang chậu, gây tụ máu và sưng phù tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cho búi trĩ bị sa ra ngoài.

Nên đa số các phụ nữ khi mang thai hay bị mắc bệnh trĩ, dù nặng hay nhẹ. Có một vài trường hợp, sau khi đi đại tiện còn thường xuyên bị chảy máu từ búi trĩ.

Khi sinh xong sẽ có trường hợp tự động khỏi bệnh trĩ hoặc có thể sẽ nặng thêm.

Nếu bị trĩ trước khi mang thai thì sẽ có khả năng tái phát sau khi sinh và gây khó chịu nhiều hơn.

Còn nếu bệnh trĩ xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi đẻ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

Tại sao khi đẻ xong lại bị bệnh trĩ?

Cách chữa trị bệnh trĩ cho bà đẻ

Bệnh trĩ xuất hiện trong quá trình mang thai và sau khi sinh mà không được chữa trị đúng cách ngay từ sớm thì hậu quả có thể kéo dài mãi mãi.

Cách điều trị tại nhà

– Dùng đá lạnh để chườm:

Bà bầu có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước lạnh hoặc gói một vài cục đá trong đó rồi đắp vào khu vực bị trĩ ở xung quanh hậu môn.

Cách làm như vậy sẽ giúp những chỗ bị sưng tấy nhanh chóng xẹp đi và giảm bớt các cảm giác đau đớn, nhất là sau khi đi đại tiện xong.

– Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm:

Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng nước ấm để ngâm rửa hoặc vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn.

Bởi nhiệt độ ấm sẽ giúp các búi trĩ bớt sưng đau và kích thích tuần hoàn máu ở hệ thống tĩnh mạch.

– Cần vệ sinh vùng hậu môn kĩ càng và đúng cách:

Những tác động quen thuộc hàng ngày như lau, chùi hay xối rửa mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh trĩ của thai phụ.

Do đó, người bệnh nên dùng khăn ẩm và mềm mại lau thật nhẹ nhàng cho khu vực hậu môn.

Không nên dùng giấy vệ sinh cứng, mạnh và bẩn sau mỗi lần đi đại tiện vì nó có thể gây trầy xước, nhiễm trùng các búi trĩ nặng hơn.

Đây được coi là một trong những khâu vô cùng quan trọng khi chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh nở, bởi khi đó cơ thể họ rất nhạy cảm.

Nếu không may bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống.

– Chế độ ăn uống dành cho phụ nữ sau khi đẻ

Thực đơn dinh dưỡng rất quan trọng và chúng có tác động rất lớn đối với bệnh trĩ.

Do vậy, phụ nữ sau khi sinh đẻ xong cần bổ sung nhiều chất xơ kết hợp với việc uống thật nhiều nước mỗi ngày để đẩy lùi bệnh táo bón.

Vì sao lại cần phải chữa trị táo bón trước?

Bởi nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Khi bị táo bón một thời gian thì bệnh trĩ cũng “đục nước thả câu” được hình thành và phát triển ngay sau đó.

Cho nên, muốn phòng và điều trị, chữa bệnh trĩ tốt nhất là hãy khắc phục chứng táo bón, bằng cách xây dựng một chế độ thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý như trên.

Chớ nên sử dụng hoặc ưu tiên sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp này, vì có thể gây nên tác dụng phụ cho cơ thể sản phụ.

nên có chế độ ăn uống hợp lí, đầu đủ dinh dưỡng

– Chế độ sinh hoạt, vận động:

Những động tác nhẹ nhàng sẽ giúp phụ nữ sau khi sinh thư giãn gân cốt, tăng cường sức khỏe đồng thời phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả không ngờ.

Không nên nằm và ngồi nhiều một chỗ. Cũng không cần luyện tập quá phức tạp.

Chỉ cần đi bộ thư giãn nơi thoáng mát nhiều lần.

Đồng thời nếu có điều kiện nên đi tập kegel – sẽ đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi đẻ. Hoặc hãy tập các bài tập yoga bởi chúng thật sự hữu ích để hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ sau sinh.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên hạn chế ngồi xổm, nếu muốn hãy ngồi với một chiếc ghế thấp để tránh tình trạng búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài nhiều hơn.

Ngoài ra, nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ vào một khung giờ nhất định trong ngày.

Đừng nên nhịn đại tiện hoặc đi vệ sinh quá lâu vì chúng sẽ khiến tình trạng của bệnh xấu hơn mà thôi và nhớ vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ kẻo bị viêm nhiễm.

Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Có một cách khác vô cùng hiệu quả để đẩy lùi bệnh trĩ sau khi sinh chính là dùng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ (thay thế cho thuốc Tây y).

Một số bài thuốc ấy mà phụ nữ sau sinh có thể tham khảo chính là:

– Rau diếp cá:

Có thể rửa sạch rồi trực tiếp ăn sống loại rau này. Hoặc có thể đem nấu thành nước xông hậu môn rồi lấy bã đắp vào phần búi trĩ.

Kiên trì thực hiện cách này thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.

Rau diếp cá trị trĩ sau sinh rất tốt

– Lá thiên lý non:

Sử dụng một nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát cùng một chút muối hạt rồi cho thêm khoảng 30ml nước ấm vào khuấy đều và lọc lấy nước cốt.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lấy bông thấm dung dịch rồi đắp lên vùng bị trĩ.

Cứ thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tốt.

– Hoa mướp đắng:

lấy một nắm rửa sạch rồi giã nát và đắp vào vùng hậu môn.

Cách này thường áp dụng cho các trường hợp búi trĩ đã khi lòi ra ngoài do thường xuyên rặn nhiều, cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện.

– Ăn chè đu đủ:

đây là một món chè rất bổ dưỡng vừa cung cấp chất dinh dưỡng lại chữa trị được bệnh táo bón cho chị em phụ nữ sau sinh.

– Ăn cháo vừng đen:

Tương tự như cháo đu đủ, đây là món ăn rất có lợi và hiệu quả trong việc điều trị, đẩy lùi bệnh trĩ.

Có thể nói, mắc bệnh trĩ sau khi sinh là tình trạng rất phổ biến của đại đa số chị em phụ nữ.

Do đó, mọi người hãy nên tự bảo vệ bản thân mình bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh kèm theo chế độ ăn uống thật hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nếu bệnh trĩ sau sinh quá nặng thì nên đến gặp bác sĩ

Ngoài ra, nếu đang trong quá trình chữa trị bệnh trĩ tại nhà bằng một số phương pháp dân gian từ các loại thảo dược trong tự nhiên thì người bệnh cần kiên trì, chịu khó và chăm chỉ để bệnh cải thiện từ từ sau vài tuần khi sinh xong.

Còn nếu thấy bệnh trĩ vẫn còn dai dẳng và nặng nề hơn thì ngay lập tức chị em nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được chữa trị dứt điểm.

Hy vọng với những kiến thức mà bài viết đã trả lời cho câu hỏi nên làm gì khi đẻ xong bị trĩ thì các chị em phụ nữ sẽ đẩy lùi được căn bệnh trĩ tác quai tác quái đó một cách hiệu quả nhất.

Chúc mọi người thành công và luôn khỏe mạnh!

Bình Luận

Bình Luận

Back To Top
Search